Review về Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh là chủ đề trong nội dung bây giờ của tôi Grand Sentosa. Theo dõi bài viết để biết nhé. Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch kém và rất dễ mắc bệnh. Việc trẻ sơ sinh được cấp bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí từ khi sinh ra sẽ giúp giảm áp lực kinh tế chi cho việc khám chữa bệnh của rất nhiều cho gia đình. Cùng xem chi tiết thủ tục đăng ký cấp và mức hưởng BHYT cho trẻ sơ sinh trong bài sau!
Mục lục
1Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh là gì?
Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh thuộc nhóm phúc lợi do ngân sách Nhà nước đóng. Theo Thông tư 30/2020/TT-BYT, hướng dẫn tại Nghị định 146/2018 về Bảo hiểm y tế, từ ngày 01/03/2021 trẻ sơ sinh sẽ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí ngay khi vừa sinh ra.
Đồng thời, trẻ sẽ được cấp BHYT miễn phí cho đến khi được 6 tuổi và được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh do BHYT đóng khi thăm khám đúng tuyến.
2Mức hưởng BHYT cho trẻ sơ sinh
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, trẻ em dưới 6 tuổi đi khám bệnh sẽ được hưởng BHYT như sau:
Đúng tuyến
Trẻ được khám, chữa bệnh tại đúng nơi đã đăng ký trên bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh được liệt vào mức đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật.
Trái tuyến
Trường hợp tự đưa trẻ em dưới 6 tuổi đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế quy định thanh toán như sau:
-
- Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú.
-
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (trước đây là 60%), có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
-
- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, từ ngày 01/01/2016.
Theo như quy định trên, khi trẻ em dưới 6 tuổi khám, chữa bệnh trái tuyến tỉnh và trung ương sẽ chỉ được quỹ BHYT chi trả chi phí khi bệnh nhân điều trị nội trú. Bệnh nhân điều trị ngoại trú tuyến tỉnh và trung ương phải tự chi trả toàn bộ chi phí y tế và quỹ BHYT không hỗ trợ trường hợp này.
3Thủ tục cấp thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh
Hồ sơ cần chuẩn bị
Căn cứ Điều 6 và Điều 7, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT năm 2015 quy định như sau:
Hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi gồm các giấy tờ:
1. Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu).
2. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu không có giấy chứng sinh thì có thể thay thế bằng các văn bản khác như:
-
- Văn bản xác nhận của người làm chứng nếu trẻ sinh ra ở ngoài cơ sở y tế, không có người làm chứng thì có giấy cam đoan về việc sinh là có thật.
-
- Biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh nếu trẻ em bị bỏ rơi,…
3. Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế.
Người nộp hồ sơ có thể đến UBND cấp xã để nhận kết quả liên thông hoặc nếu muốn nhận kết quả qua bưu điện, qua dịch vụ chuyển phát thì đăng ký với UBND cấp xã và phải trả phí dịch vụ.
Cơ quan giải quyết
Theo Điều 5, cũng tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT năm 2015 quy định: Bộ phận Một cửa của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã sẽ tiếp nhận các giấy tờ yêu cầu cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi. Đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, lập và chuyển hồ sơ cho BHXH cấp huyện để cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi.
Thời hạn giải quyết hồ sơ
Khoản 2, Điều 12, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT năm 2015 có quy định, kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, trong vòng 10 ngày BHXH cấp huyện tiến hành cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và chuyển về cho UBND cấp xã.
4Một số lưu ý khi sử dụng BHYT cho trẻ sơ sinh
Theo Khoản 1 Điều 10, Thông tư 30/2020/TT-BYT ban hành ngày 06/01/2021 của Bộ y tế hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP về BHYT như sau:
Trẻ sau khi sinh ra được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định của Luật BHYT, nhưng chưa được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT do chưa làm thủ tục cấp giấy khai sinh thì cơ sở khám, chữa bệnh ghi mã thẻ BHYT tạm thời cho trẻ. Quy định có hiệu lực từ ngày 01/03/2021.
Nội dung thẻ bao gồm những thông tin sau:
-
- Mã đối tượng: Ghi ký hiệu là TE.
-
- Mã mức hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế: Ghi ký hiệu là số 1.
-
- Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Ghi theo quy định tại Quyết định 124/2004/QĐ-TTg nơi người mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cư trú hoặc nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở đối với trường hợp trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
-
- Mã định danh y tế: Ghi theo quy định tại Quyết định 2153/QĐ-BYT 2020.
Nhờ quy định này, dù trẻ sinh ra chưa có giấy khai sinh thì vẫn đảm bảo được hưởng quyền lợi cần có nhờ thẻ BHYT tạm thời.
Ngoài ra, trong Thông tư cũng hướng dẫn cách ghi tên trong hồ sơ bệnh án cho trẻ như sau:
-
- Nếu trẻ sơ sinh có mẹ hoặc cha (bố): Ghi theo họ và tên của mẹ hoặc của cha (bố).
-
- Nếu trẻ sơ sinh không có mẹ hoặc cha (bố) nhưng có người giám hộ: Ghi theo họ và tên của người giám hộ.
-
- Nếu trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đang thực hiện việc điều trị cho trẻ.
Mời bạn tham khảo một số mẫu điện thoại được kinh doanh tại Grand Sentosa:
Trên đây là những thông tin về BHYT dành cho trẻ sơ sinh, thủ tục đăng ký và quyền lợi được hưởng khi trẻ có thẻ BHYT. Mong rằng bài viết này hữu ích đối với bạn.